Nhà viết kịch Học Phi qua lời kể của con trai - nhà văn Chu Lai
(Sẻ Xanh)- Là nhà văn, nhà viết kịch uyên bác, độc giả biết đến cái tên Học Phi qua những trang văn, vở kịch gây tiếng vang lớn. Ít người biết ông là cha ruột của nhà văn Chu Lai. Hãy nghe “Người của phố” kể về cha mình qua những kỉ niệm và những trang văn.
“Cha tưởng tôi thành tướng cướp rồi tôi thành nhà văn”
Theo cách nói “con nhà nòi” ai cũng tưởng rằng chính nhà văn Học Phi đã định hướng cho con trai, nhà văn Chu Lai (Tên thật là Chu Ân Lai) theo nghiệp cầm bút mà không phải. Từ nhỏ, Chu Lai nổi tiếng nghịch ngợm, ương bướng, kỉ niệm gắn với cha và tuổi thơ của ông là những trận đòn, ông trầm ngâm kể: “Ngày nhỏ, tôi hay bị cha cho ăn đòn vì đánh nhau với trẻ con hàng xóm. Đáng nhớ nhất là khi tôi chừng 14 tuổi, ông cầm roi đuổi tôi chạy suốt căn phố mùa đông, uất quá, lại ngượng với đám con gái đang ngó cổ nhìn ra cười, tôi bèn dừng lại, trợn mắt lên, ý nói:" Bố đánh nữa đi, đánh chết đi!". Không biết đôi mắt “ốc nhồi” của tôi lúc ấy bắn ra tia lửa gì mà cụ sững người, thõng tay xuống và từ đó cho đến mãi về sau tôi không bị đánh nữa. Cụ nói với mẹ tôi: “Thằng này rồi hỏng, mắt nó một là anh hùng hai là tướng cướp. Vậy mà tôi chả thành cả hai để rồi lại chui đầu vào cái trường văn trận bút khốn khổ cả đời”.
Khi được hỏi có phải chính cụ thân sinh hướng Chu Lai theo nghiệp viết không? Vẫn cái giọng tưng tửng, ngang tàng của người lính, nhà văn Chu Lai kể: “Không. Ông cụ đẻ nhiều con quá nên chả hướng cho con nào cái gì cả. Mười anh em trai, toàn trai chứ không có gái mới căng chứ, cứ lớn lên như cây cỏ. Rồi ra trận, loạn lạc, bệnh tật, ốm đau bây giờ chỉ còn hai. Hồi nhỏ tôi mê làm văn công, đi thi tuyển vào trường nghệ thuật quân đội trúng, ông cụ biết mà không ngăn cản. Cả lúc tôi chán son phấn đi bộ đội đánh giặc, cũng là hoàn toàn tự ý”.
“Cha tưởng tôi thành tướng cướp rồi tôi thành nhà văn”
Theo cách nói “con nhà nòi” ai cũng tưởng rằng chính nhà văn Học Phi đã định hướng cho con trai, nhà văn Chu Lai (Tên thật là Chu Ân Lai) theo nghiệp cầm bút mà không phải. Từ nhỏ, Chu Lai nổi tiếng nghịch ngợm, ương bướng, kỉ niệm gắn với cha và tuổi thơ của ông là những trận đòn, ông trầm ngâm kể: “Ngày nhỏ, tôi hay bị cha cho ăn đòn vì đánh nhau với trẻ con hàng xóm. Đáng nhớ nhất là khi tôi chừng 14 tuổi, ông cầm roi đuổi tôi chạy suốt căn phố mùa đông, uất quá, lại ngượng với đám con gái đang ngó cổ nhìn ra cười, tôi bèn dừng lại, trợn mắt lên, ý nói:" Bố đánh nữa đi, đánh chết đi!". Không biết đôi mắt “ốc nhồi” của tôi lúc ấy bắn ra tia lửa gì mà cụ sững người, thõng tay xuống và từ đó cho đến mãi về sau tôi không bị đánh nữa. Cụ nói với mẹ tôi: “Thằng này rồi hỏng, mắt nó một là anh hùng hai là tướng cướp. Vậy mà tôi chả thành cả hai để rồi lại chui đầu vào cái trường văn trận bút khốn khổ cả đời”.
Khi được hỏi có phải chính cụ thân sinh hướng Chu Lai theo nghiệp viết không? Vẫn cái giọng tưng tửng, ngang tàng của người lính, nhà văn Chu Lai kể: “Không. Ông cụ đẻ nhiều con quá nên chả hướng cho con nào cái gì cả. Mười anh em trai, toàn trai chứ không có gái mới căng chứ, cứ lớn lên như cây cỏ. Rồi ra trận, loạn lạc, bệnh tật, ốm đau bây giờ chỉ còn hai. Hồi nhỏ tôi mê làm văn công, đi thi tuyển vào trường nghệ thuật quân đội trúng, ông cụ biết mà không ngăn cản. Cả lúc tôi chán son phấn đi bộ đội đánh giặc, cũng là hoàn toàn tự ý”.
Ít ai biết, nhà văn Chu Lai là con trai của nhà viết kịch Học Phi
Song cái chất nghệ sĩ của con nhà văn đã ngấm vào máu, anh lính Chu Lai xông pha trận mạc cũng một phần do cái chất nghệ sĩ của cha luôn thích thử nghiệm con người mình trong bão tố. Theo cách nói của ông thì “Cái gen văn chương nó mạnh lắm, nó thấm vào người tự lúc nào không hay. Sau này, không rõ nguyên cớ tôi lại viết văn, lúc đó ông cụ mới động viên và giúp thật sự”.
Cha và con không “gặp nhau” trong văn chương
Với tư cách một người viết văn, tiểu thuyết, truyện ngắn của nhà văn Học Phi trang trọng, lịch lãm khác hẳn với văn phong của “Ăn mày dĩ vãng”, “Phố”… Theo nhà văn Chu Lai ông mạnh về văn, cha mạnh về kịch. Chu Lai viết nhanh và hơi điên, cụ Học Phi lại chậm rãi, nhấn nhá và tỉnh như sáo. Giữa một lối viết ngang tàng, dữ dội, phá cách với những trang văn hào hoa, thanh lịch, câu chữ chuẩn xác đúng quy phạm thì làm sao có thể gặp nhau được?
Không gặp nhau trong những trang viết, nhưng cụ Học Phi lại có cách “yêu” văn Chu Lai rất lạ: “Yêu sau lưng”. Khi tôi mạn phép hỏi, cụ Học Phi nhận định thế nào về văn Chu Lai, giọng trầm ngâm, xúc động nhà văn kể: “Bằng khẩu khí, cha chả coi văn tôi ra cái gì, cụ nói với mấy bạn già: Cái thằng tính tình nóng như hổ mang hổ lửa như vậy thì văn chương cái nỗi gì. Thế mà có lần mẹ tôi mách: Suốt tuần qua bố chỉ đọc sách của con, rồi lại muốn xin con mấy cuốn tặng các bạn nhưng ông ngại". Có lẽ ông ngại khen ngợi con quá sớm.
Nhà viết kịch, nhà văn Học Phi
Còn nhà văn Chu Lai không ngần ngại khẳng định văn của cha hiền quá, sạch quá, đọc không sướng. Nhưng về kịch ông lại là bậc thầy. Vở kịch mà Chu Lai ấn tượng nhất là “Ni cô Đàm Vân” được cụ Học Phi viết sau khi nghỉ hưu (tác giả Trần Đình Ngôn chuyển thể sang chèo). “Xem không thấy chút lên gân lên cốt nào, từ đầu chí cuối chỉ toàn những trắc trở và yêu đương nhưng toàn vở vẫn chan chứa tính Đảng. Viết về cách mạng, về người Đảng viên, về đấu tranh như vậy là quá khéo. Có lẽ cụ đã có thời gian hoạt động trong chùa, tâm tính lại đa sầu đa cảm, tức là đa tình nên con người cộng sản của cụ cứ như không, thật như khí trời, rơm rạ”, Chu Lai nói, giọng không khỏi tự hào.
Tôi tặng cha niềm say mê với nghề
Vừa qua nhân ngày giỗ tổ của sân khấu Việt Nam, hội nghệ sĩ sân khấu công diễn lại vở chèo “Ni Cô Đàm Vân” như một món quà mừng nhà văn, nhà biên kịch Học Phi tròn 100 tuổi đời, 80 tuổi Đảng và tôn vinh sự nghiệp cao cả của cụ. Còn nhà văn Chu Lai, chỉ muốn gửi tặng cha mình nhân cách sống bao năm qua, lòng hiếu thảo, sự say mê với nghề. Hơn cả như lời cha dặn biết lấy gia đình là chỗ nương tựa cuối cùng.
"Cha tôi từng nghĩ, lớn lên tôi chỉ có thể trở thành... tướng cướp"
Trong lời mừng thọ cha của ông vẫn pha chút tếu táo, hóm hỉnh: “Câu tôi muốn nói với cụ khi bước vào tuổi 100 là: “Ông Chu Dung Cơ, chả biết có phải cùng họ không, về nghỉ rồi mới tâm đắc: "Tất cả đều ở ngoài ta, chỉ có sức khỏe mới ở trong ta". 100 tuổi cụ đã đạt kỷ lục dòng họ rồi, lại vẫn còn viết được thì có khi đạt kỷ lục quốc gia về độ bền con chữ. Còn tôi, có lẽ khi nào không còn biết rung động với cái đẹp, với phụ nữ thì coi như đã chết, có thể bảy mươi, tám mươi, chín mươi, một trăm...”.
Nhà văn, nhà viết kịch Học Phi tên thật là Chu Văn Tập, quê ở Tam Nông, Tiên Lữ, Hưng Yên và tham gia cách mạng và viết văn từ rất sớm. Sự nghiệp của ông đến nay bao gồm hơn 30 vở kịch và 9 cuốn tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tay ông viết năm 1936 là tiểu thuyết “Hai làn sóng ngược”, dựa trên vở kịch ngắn cùng tên của Nguyễn Văn Năng, sau đổi tên thành“Xung đột” đăng trên báo Đời Nay. Tiếp đó ông viết tiếp hàng loạt truyện ngắn đăng trên báo Tin tức và các báo khác ở Hà Nội thời ấy.
Năm 1944, ông bắt đầu viết kịch, vở kịch đầu tay là “Đào Nương”. Các vở kịch ngắn về sau có thẻ kể tới “Chị Hòa”, “Bên đường dốc”,“Một đảng viên”, “Lúa mùa thu”, “Mở đường”, “Mai”... đã gây được tiếng vang lớn. Năm1976, sau khi nghỉ hưu ông làm bạn với văn chương và viết được những cuốn tiểu thuyếtNgọn lửa, Hừng đông, Xuống đường, Bà đốc Huệ, Cuộc đời về cuối. Từ các cuốn tiểu thuyết, ông lại rút ra một số vở kịch như “Ni cô Đàm Vân”, “Cô hàng rau” rút từ “Ngọn lửa” và “Hừng đông”,“Hoàng Lan”, “Đêm dài”rút từ“Xuống đường”...
Nhà văn, nhà viết kịch Học Phi từng là Tổng thư ký Văn hoá kháng chiến Liên khu III, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam và Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lậphạng nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minhvề văn học nghệ thuật (đợt 1).
Đinh Nha Trang
Tags: chu lai, học phi, van hoa, van hoc, van nghe si
Bình luận có hiển thị facebook của bạn trên sexanh.com