Chiêm ngưỡng 'vườn địa đàng' lớn nhất thế giới


(Sẻ Xanh) - Tới thăm khu vườn tuyệt đẹp này, du khách được chiêm ngưỡng các loài cây từ khắp năm châu, bốn bể.

Tòa nhà kính lớn nhất thế giới với hơn 1 triệu cây trồng này nằm trong khuôn khổ dự án được hình thành từ ý tưởng của Tim Smith, thiết kế bởi kiến trúc sư Nicholas Grimshaw và Anthony Hunt. 

Với mục đích "đưa con người về thiên nhiên", đây là khu bảo tồn thiên nhiên gồm 3 quần xã sinh vật khổng lồ và được coi là “khu vườn địa đàng” thời hiện đại.


Tọa lạc ở Cornwall (phía Tây Nam nước Anh), tòa nhà kính khổng lồ này gồm một loạt nhà vòm trong suốt, có khung sườn làm bằng thép với những hình lục giác nối nhau. 

Bao bọc bên ngoài tòa nhà là chất dẻo ETFE (ethyltetrafluoroethylene) - một loại nhựa tổng hợp nhẹ hơn kính 100 lần, bền, có sức chịu đựng tốt và tái sinh sau 30 năm sử dụng với công dụng góp phần kiểm soát môi trường bên trong. 

Bên cạnh đó là thiết bị chuyên dụng điều hòa khí hậu cho khu vườn, phun kết hợp hơi nóng và năng lượng.


Mỗi nhà vòm giống như một tổ ong khổng lồ. Toàn bộ khu nhà kính Eden dài 1km, cao trung bình 50m. Trong đó, căn lớn nhất có chiều cao đạt đỉnh là 55m, dài 240m và rộng 110m.



Tất cả các loại thực vật phổ biến cho 2 quần xã sinh vật là quần xã sinh vật nhiệt đới, quần xã sinh vật Địa Trung Hải và quần xã sinh vật ngoài trời đều được trồng ở đây. 


Quần xã sinh vật nhiệt đới trồng các loại cây như chuối, cà phê, cao su hoặc các rặng tre khổng lồ và luôn được giữ ở nhiệt độ ẩm thích hợp. Quần xã Địa Trung Hải trồng các loại cây ưa khô như nho và ô liu.


Quần xã sinh vật ngoài trời tràn ngập các loài hoa phổ biến tại Anh như trà xanh, hoa oải hương, hoa hướng dương, cây gai dầu…


Trong 3 quần xã sinh vật thì rừng mưa nhiệt đới trong nhà kính là nơi lý tưởng để khám phá. Lý do là bởi nó có một thác nước nhiều tầng, khí hậu luôn được kiểm soát bằng những vòi phun tự động để luôn giữ độ ẩm 90% vào ban đêm và 60% vào ban ngày. 


Khu bảo tồn này sử dụng hệ thống nước ngầm là nước mưa với khối lượng cực lớn và năng lượng gió để chăm sóc kỹ lưỡng cho từng loài thực vật ở đây.



Công viên thiên nhiên này đóng vai trò như một khu bảo tồn các loài thực vật quý hiếm, thu hút hàng triệu lượt khách đến thăm mỗi năm.




Bình luận có hiển thị facebook của bạn trên sexanh.com

 

Khách ghé thăm

Flag Counter

Tìm kiếm trên sexanh.com

© 2010. Góp ý bài viết: comment trên trang Sẻ Xanh.com. Góp ý khác gửi mail cho Sẻ Xanh