Gạo lật - xấu mà tốt
(Sẻ Xanh) - Hàng
nghìn năm trước, con người ăn gạo lật, cho đến khi dây chuyền công nghệ
sản xuất gạo trắng ra đời năm 1860 tại Scotland, hạt gạo trắng trở nên
phổ biến và nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Lúc
này, chỉ còn một bộ phận rất nhỏ người tiêu dùng ăn gạo lật. Theo Tim
O''Donnell, phó chủ tịch bán hàng và tiếp thị của Lundberg Family Farms,
một công ty gạo hữu cơ ở Califonia, Hoa Kỳ, gạo trắng thống trị thị
trường do bảo quản chúng dễ hơn, lâu hơn và chi phí thấp hơn, thời gian
nấu gạo trắng cũng ngắn hơn so với gạo lật. Gạo lật được cho là chỉ phù
hợp làm thức ăn chăn nuôi bởi nó tối màu, không ngon mắt.
Tuy
nhiên, gần đây đã xuất hiện trở lại trào lưu ăn gạo lật. Ở Thái Lan,
nhà vua đã hỗ trợ tích cực cho chiến dịch sử dụng gạo lật làm cho gạo
lật được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp xã hội của nước này. Tại
sao vậy?
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, những loại ngũ cốc qua ít công đoạn chế biến trong đó bao gồm gạo lật có lợi cho sức khỏe hơn so với các loại được chế biến kỹ lưỡng.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, những loại ngũ cốc qua ít công đoạn chế biến trong đó bao gồm gạo lật có lợi cho sức khỏe hơn so với các loại được chế biến kỹ lưỡng.
Gạo lật giàu chất dinh dưỡng hơn gạo trắng
Gạo
lật là gạo chỉ trải qua quá trình xay tróc vỏ trấu mà không tác động
nhiều đến phôi và lớp cám của gạo. Lớp vỏ trấu có thể được bóc bằng máy
xay, bằng tay (giã), hoặc ở một số vùng, thóc được rải trên đường, các
phương tiện giao thông qua lại sẽ bóc lớp vỏ trấu này. Gạo lật có thể có
màu nâu, màu hung đỏ hoặc tía. Hạt gạo lật nếu tiếp tục trải qua quá
trình xát trắng để loại bỏ phôi và lớp cám sẽ trở thành gạo trắng mà
chúng ta vẫn thường ăn. Do đó, về bản chất, điểm phân biệt giữa gạo lật
và gạo trắng là ở mức độ xay xát chứ không phải ở màu sắc của hạt gạo.
Tuy nhiên, hạt gạo lật xấu xí lại rất giàu chất dinh dưỡng bởi các chất dinh dưỡng quý của gạo lại nằm chủ yếu trong lớp cám và phôi. Quá trình xát trắng gạo đã loại bỏ phần lớn các chất này.
Tuy nhiên, hạt gạo lật xấu xí lại rất giàu chất dinh dưỡng bởi các chất dinh dưỡng quý của gạo lại nằm chủ yếu trong lớp cám và phôi. Quá trình xát trắng gạo đã loại bỏ phần lớn các chất này.
Thành phần | Hàm lượng trong (g/100g) | |
Trong gạo lật | Trong gạo trắng | |
Protein | 7,1- 8,3 | 6,3- 7,1 |
Gluxit | 73- 87 | 77- 89 |
Lipit | 1,6- 2,8 | 0,3- 0,5 |
Chất xơ | 0,6- 1,0 | 0,2- 0,5 |
Vitamin B1 | 0,29- 0,61 | 0,02- 0,11 |
Vitamin B2 | 0,04- 0,14 | 0,02- 0,06 |
Vitamin B3 | 3,5- 5,3 | 1,3- 2,4 |
Vitamin E | 0,90- 2,5 | 0,075- 0,30 |
Canxi | 10- 50 | 10- 30 |
Sắt | 0,2- 5,2 | 0,2- 2,8 |
Kẽm | 0,6- 2,8 | 0,6- 2,3 |
Photpho | 0,17- 0,43 | 0,08- 0,15 |
Để
bù lại mất mát này, 90% các công ty Mỹ đã sử dụng các chất dinh dưỡng
dạng bột thay thế vào đó. Tuy nhiên, khi vo gạo, các lớp bột này bị rửa
trôi.
Gạo lật có tác dụng trong phòng chống một số bệnh
Năm 1897, gạo trắng được phát hiện là nguyên nhân gây bệnh beri beri (bệnh tê phù, "beriberi" theo tiếng của người Sinhala có nghĩa là "tôi không thể, tôi không thể" diễn tả tình trạng tàn tật của người bệnh), do VTM B1 của gạo đã bị loại bỏ trong quá trình SX.
Với những người bị bệnh tiểu đường, việc sử dụng gạo lật tốt hơn so với gạo trắng. việc tiêu hóa gạo trắng tạo thành các phân tử đường gluco nhanh, insulin không đủ để hấp thụ đường trong máu vào tế bào làm mức đường trong máu của bệnh nhân tăng lên mạnh mẽ. Khoa học đã chứng minh sự phát triển của bệnh tiểu đường liên quan chặt chẽ đên các loại thực phẩm gây ra chỉ số đường huyết cao, gạo lật tạo ra chỉ số đường huyết thấp 55, gạo trắng là 70, bánh rán là 76,...
Ngoài
ra, gạo lật còn giàu chất xơ và các chất béo cần thiết cho cơ thể. Chất
xơ có tác dụng trong phòng chống các bệnh đường tiêu hóa và bệnh tim
mạch. Các chất béo cần thiết có tác dụng giảm cholesterol trong máu nên
cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong gạo lật có phytate (còn gọi là phytic acid hay inositol hexaphosphate - IP6) với hàm lượng 0,84 – 0,99% chất khô. Trước đây, phytate được biết đến là một chất làm giảm khả năng hấp thu một số chất khoáng của cơ thể, đặc biệt là sắt. Hiệu ứng này sẽ giảm khi có mặt VTM C. Do đó, mặt bất lợi này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách ăn trái cây và rau quả giàu VTM C. Điều đáng nói là một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy phytate có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư tụy và ung thư ruột kết.
Tags: suc khoe, thuc pham
Bình luận có hiển thị facebook của bạn trên sexanh.com