Báo lá cải là gì?
(Sẻ Xanh) - Báo lá cải (tiếng Anh: tabloid) là một loại báo có khổ giấy in nhỏ hơn so với loại báo xuất bản hàng ngày mặc dù không có tiêu chuẩn rõ rệt nào về khổ chính xác của một tờ báo lá cải.
Thuật từ báo chí lá cải (tabloid journalism) mà có xu hướng khai thác các đề tài như các câu chuyện tội phạm, chiêm tinh, và lời đồn thổi có liên quan đến những người nổi tiếng gây chấn động, thường thường được dùng để chỉ đến những tờ báo có khổ “lá cải” mặc dù cũng có một số tờ báo đáng nể như The Times cũng có khổ “lá cải”.
Tại Vương quốc Anh, khổ lá cải được gần như tất cả các tờ báo địa phương sử dụng. Tại Hoa Kỳ, đây là khổ giấy được nhiều tờ báo phụ (alternative newspaper) sử dụng để phát hành. Thuật từ lá cải đã trở thành đồng nghĩa với các tờ báo kém chất lượng tại một số khu vực. Tuy nhiên một số tờ báo khổ nhỏ nhưng có tiêu chuẩn chất lượng cao như tự tuyên bố thì thường hay gọi chính mình là báo khổ nhỏ (compact newspaper).
Dạng báo khổ “lá cải” đặc biệt rất phổ biến tại Vương quốc Anh với khổ giấy khoảng chừng 430 × 280 mm (16.9 in × 11.0 in).
Những tờ báo khổ lớn hơn, xưa nay có tiếng về chất lượng báo chí cao, thì thường được gọi theo tiếng Anh là “broadsheet” (tạm dịch là nhật báo khổ rộng). Thuật từ này vẫn luôn được dùng để gọi chúng cho dù các tờ báo đó sau này quay sang in ấn trên khổ giấy nhỏ hơn như nhiều tờ báo đã làm vậy trong những năm qua. Như thế thuật từ “lá cải” (tabloid) và báo khổ rộng (broadsheet) được dùng ngày nay có ý nghĩa diễn tả vị trí trên thị trường của tờ báo hơn là khổ in thật sự của tờ báo.
Khổ “Berliner” được nhiều tờ báo nổi tiếng của châu Âu sử dụng có kích thước nằm giữa khổ “lá cải” và báo khổ rộng. Theo văn mạch báo chí, thuật từ Berliner thường được dùng để diễn tả khổ báo, chớ không phải để chỉ chất lượng của tờ báo.
Từ tiếng Anh “tabloid” là cái tên mà công ty dược phẩm có trụ sở tại London, Burroughs Wellcome & Co đặt để gọi loại thuốc viên được ép nhỏ mà họ đưa ra thị trường với tên gọi là những viên thuốc “Tabloid” vào cuối thập niên 1880.[1] Trước khi thuốc viên được ép nhỏ, người bệnh thường phải uống một lượng thuốc bột nhiều hơn. Mặc dù Burroughs Wellcome & Co. không phải là công ty đầu tiên tìm ra kỹ thuật ép nhỏ các viên thuốc lại nhưng họ là công ty thành công nhất khi giới thiệu loại thuốc như thế và vì thế thuật từ ‘tabloid’ trở nên phổ biến hơn trong văn hóa đại chúng. Nghĩa rộng của thuật từ tabloid chẳng bao lâu sau đó được dùng để chỉ các thứ khác có khổ nhỏ cũng như cho loại báo chí “ép nhỏ” mà cô động các câu chuyện trong một khổ nhỏ đơn giản hơn. Tên gọi “báo chí lá cải” (1901) đã xuất hiện trước khi có các tờ báo khổ “lá cải” mà chứa đựng nội dung “lá cải” ra đời (1918).
Một tờ báo lá cải được định nghĩa là có khổ khoảng chừng 17 X 11 inch (432 X 279 mm) và thường chỉ bằng phân nửa nhật báo khổ rộng; người ta có thể bị nhầm lẫn vì “nhiều nhật báo khổ rộng có kích thước khoảng chừng 29,5 X 23,5 inch (749 X 597 mm)” như thế kích thước phân nữa của chúng sẽ là khoảng chừng 15 × 12 in (381 × 305 mm), chớ không phải là 17 × 11 in (432 × 279 mm).
Báo lá cải, đặc biệt là tại Vương quốc Anh, có một mức độ đa dạng rất cao vì có nhiều yếu tố được quan tâm khai thác như thị trường nhắm tới, liên kết chính trị, thể thức biên tập, và số phát hành. Như thế, nhiều thuật từ khác nhau đã được tạo ra để diễn tả tiểu thể loại cho các dạng báo lá cải khác nhau. Tổng thể có hai loại báo lá cải chính yếu, đó là red top (tạm dịch “phần trên màu đỏ”) và compact (tạm dịch “khổ nhỏ”). Sự khác biệt phần lớn giữa hai loại này là thể thức biên tập; cả hai loại đều khai thác chiều rộng lăng kính chính trị từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa bảo thủ tư bản. Báo lá cải “Red top” có cái tên như thế là vì phần liệt kê chi tiết thông tin của tờ báo được in bằng mực đỏ, rất phổ biến tại Vương quốc Anh và các quốc gia trong khối Thịnh vượng chung Anh. Thuật từ compact (khổ nhỏ) là thuật từ nhằm tránh bị gọi là “lá cải” như dạng “red top” và đồng nghĩa với cái gọi là báo chí lá cải”.
Báo lá cải thường hay bị chỉ trích vì tính chất ưa tạo nên chấn động, tin giậtt gân nhưng lại thiếu tính chất báo chí đúng nghĩa. Một số người chỉ trích còn đi quá xa khi đề nghị tước quyền công dân của những người đọc báo lá cải.
Khi internet phát triển, báo lá cải chuyển sang giai đoạn mới: Web lá cải, với những bài viết gây sốc bằng nội dung hoặc thậm chí chỉ cần cái tít (tiêu đề) để độc giả clik vào lấy vew. Tiêu biểu nhất gần đây là Cuộc chiến báo lá cải rất rầm rộ trên mạng, nhưng không thấy độc giả quan tâm lắm, nhiều người phẩy tay: Cải hết cả lũ, cuộc chiến chỉ diễn ra vài ngày rồi đi vào quên lãng.
Người Trồng Cải tổng hợp
Thuật từ báo chí lá cải (tabloid journalism) mà có xu hướng khai thác các đề tài như các câu chuyện tội phạm, chiêm tinh, và lời đồn thổi có liên quan đến những người nổi tiếng gây chấn động, thường thường được dùng để chỉ đến những tờ báo có khổ “lá cải” mặc dù cũng có một số tờ báo đáng nể như The Times cũng có khổ “lá cải”.
Tại Vương quốc Anh, khổ lá cải được gần như tất cả các tờ báo địa phương sử dụng. Tại Hoa Kỳ, đây là khổ giấy được nhiều tờ báo phụ (alternative newspaper) sử dụng để phát hành. Thuật từ lá cải đã trở thành đồng nghĩa với các tờ báo kém chất lượng tại một số khu vực. Tuy nhiên một số tờ báo khổ nhỏ nhưng có tiêu chuẩn chất lượng cao như tự tuyên bố thì thường hay gọi chính mình là báo khổ nhỏ (compact newspaper).
Dạng báo khổ “lá cải” đặc biệt rất phổ biến tại Vương quốc Anh với khổ giấy khoảng chừng 430 × 280 mm (16.9 in × 11.0 in).
Những tờ báo khổ lớn hơn, xưa nay có tiếng về chất lượng báo chí cao, thì thường được gọi theo tiếng Anh là “broadsheet” (tạm dịch là nhật báo khổ rộng). Thuật từ này vẫn luôn được dùng để gọi chúng cho dù các tờ báo đó sau này quay sang in ấn trên khổ giấy nhỏ hơn như nhiều tờ báo đã làm vậy trong những năm qua. Như thế thuật từ “lá cải” (tabloid) và báo khổ rộng (broadsheet) được dùng ngày nay có ý nghĩa diễn tả vị trí trên thị trường của tờ báo hơn là khổ in thật sự của tờ báo.
Khổ “Berliner” được nhiều tờ báo nổi tiếng của châu Âu sử dụng có kích thước nằm giữa khổ “lá cải” và báo khổ rộng. Theo văn mạch báo chí, thuật từ Berliner thường được dùng để diễn tả khổ báo, chớ không phải để chỉ chất lượng của tờ báo.
Từ tiếng Anh “tabloid” là cái tên mà công ty dược phẩm có trụ sở tại London, Burroughs Wellcome & Co đặt để gọi loại thuốc viên được ép nhỏ mà họ đưa ra thị trường với tên gọi là những viên thuốc “Tabloid” vào cuối thập niên 1880.[1] Trước khi thuốc viên được ép nhỏ, người bệnh thường phải uống một lượng thuốc bột nhiều hơn. Mặc dù Burroughs Wellcome & Co. không phải là công ty đầu tiên tìm ra kỹ thuật ép nhỏ các viên thuốc lại nhưng họ là công ty thành công nhất khi giới thiệu loại thuốc như thế và vì thế thuật từ ‘tabloid’ trở nên phổ biến hơn trong văn hóa đại chúng. Nghĩa rộng của thuật từ tabloid chẳng bao lâu sau đó được dùng để chỉ các thứ khác có khổ nhỏ cũng như cho loại báo chí “ép nhỏ” mà cô động các câu chuyện trong một khổ nhỏ đơn giản hơn. Tên gọi “báo chí lá cải” (1901) đã xuất hiện trước khi có các tờ báo khổ “lá cải” mà chứa đựng nội dung “lá cải” ra đời (1918).
Một tờ báo lá cải được định nghĩa là có khổ khoảng chừng 17 X 11 inch (432 X 279 mm) và thường chỉ bằng phân nửa nhật báo khổ rộng; người ta có thể bị nhầm lẫn vì “nhiều nhật báo khổ rộng có kích thước khoảng chừng 29,5 X 23,5 inch (749 X 597 mm)” như thế kích thước phân nữa của chúng sẽ là khoảng chừng 15 × 12 in (381 × 305 mm), chớ không phải là 17 × 11 in (432 × 279 mm).
Báo lá cải, đặc biệt là tại Vương quốc Anh, có một mức độ đa dạng rất cao vì có nhiều yếu tố được quan tâm khai thác như thị trường nhắm tới, liên kết chính trị, thể thức biên tập, và số phát hành. Như thế, nhiều thuật từ khác nhau đã được tạo ra để diễn tả tiểu thể loại cho các dạng báo lá cải khác nhau. Tổng thể có hai loại báo lá cải chính yếu, đó là red top (tạm dịch “phần trên màu đỏ”) và compact (tạm dịch “khổ nhỏ”). Sự khác biệt phần lớn giữa hai loại này là thể thức biên tập; cả hai loại đều khai thác chiều rộng lăng kính chính trị từ chủ nghĩa xã hội đến chủ nghĩa bảo thủ tư bản. Báo lá cải “Red top” có cái tên như thế là vì phần liệt kê chi tiết thông tin của tờ báo được in bằng mực đỏ, rất phổ biến tại Vương quốc Anh và các quốc gia trong khối Thịnh vượng chung Anh. Thuật từ compact (khổ nhỏ) là thuật từ nhằm tránh bị gọi là “lá cải” như dạng “red top” và đồng nghĩa với cái gọi là báo chí lá cải”.
Báo lá cải thường hay bị chỉ trích vì tính chất ưa tạo nên chấn động, tin giậtt gân nhưng lại thiếu tính chất báo chí đúng nghĩa. Một số người chỉ trích còn đi quá xa khi đề nghị tước quyền công dân của những người đọc báo lá cải.
Khi internet phát triển, báo lá cải chuyển sang giai đoạn mới: Web lá cải, với những bài viết gây sốc bằng nội dung hoặc thậm chí chỉ cần cái tít (tiêu đề) để độc giả clik vào lấy vew. Tiêu biểu nhất gần đây là Cuộc chiến báo lá cải rất rầm rộ trên mạng, nhưng không thấy độc giả quan tâm lắm, nhiều người phẩy tay: Cải hết cả lũ, cuộc chiến chỉ diễn ra vài ngày rồi đi vào quên lãng.
Người Trồng Cải tổng hợp
Tags: tin noi bat, van hoa, web bao la cai
Bình luận có hiển thị facebook của bạn trên sexanh.com